Giới thiệu

Tổng quan

Hội viên của Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam là những bác sĩ thú y đang hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị bệnh cho chó – mèo và động vật cảnh. Mục đích của Chi hội là đoàn kết các hội viên trong cùng ngành nghề để hỗ trợ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề trong lĩnh vực chăm sóc, chẩn đoán và điều trị bệnh cho thú cưng.

Ban chấp hành Chi hội

Đại hội Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam nhiệm kỳ III (2017-2019) đã diễn ra tại Hội trường Giảng đường Cát Tường, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH CHI HỘI THÚ Y THÚ NHỎ VIỆT NAM (VSAVA)
NHIỆM KỲ 2017-2019

STTHọ và tênĐơn vị công tácChức vụ
1PGS. TS. Lê Quang ThôngTrưởng Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhChủ tịch Chi hội
2NCS. Vũ Ngọc YếnGiảng viên Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhPhó chủ tịch thường trực
3ThS. Nguyễn Thị HuyềnGiám đốc Phòng khám thú y – Công ty Hanvet – Hà NộiPhó chủ tịch
4ThS. Đỗ Thị Mộng ThơGiám đốc Phòng khám thú y Tín Thơ – Bình DươngPhó chủ tịch
5BSTY. Tôn Thất PhướcCán bộ hưu trí – Chi cục Thú y TP. Hồ Chí MinhTổng thư ký
6ThS. Nguyễn Văn BiệnGiảng viên Bộ môn Thú y – Trường Đại học Cần ThơUỷ viên BCH
7BSTY. Vũ Kim ChiếnPhòng Chẩn Đoán, Xét Nghiệm và Điều Trị – CCTY TP.Hồ Chí MinhUỷ viên BCH
8TS. Nguyễn Bá TiếpGiảng viên Khoa Thú Y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam – Hà NộiUỷ viên BCH
9BSTY. Nguyễn Ngọc Trường SơnGiám đốc PKTY Pet Clinic – TP. Đà NẵngUỷ viên BCH
10ThS. Thái Thị Mỹ HạnhGiám đốc PKTY PetPro – TP. Hồ Chí MinhUỷ viên BCH
11ThS. Nguyễn Thị Kim TuyềnBệnh viện thú y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhUỷ viên BCH
12ThS. Hồ Thiên HươngChi Cục Thú Y tỉnh Khánh HòaUỷ viên BCH

Điều lệ Chi hội

ÐIỀU LỆ CHI HỘI THÚ Y THÚ NHỎ VIỆT NAM

CHƯƠNG I

TÔN CHỈ, MỤC ÐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI HỘI

Ðiều 1:

Chi hội lấy tên là Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Small Animal Veterinary Association: VSAVA). Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các tập thể và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thú y, đặc biệt trên thú cưng.

Ðiều 2:

Mục đích của Chi hội là tập hợp, đoàn kết các tập thể và cá nhân những người hoạt động về khoa học công nghệ, đào tạo, quản lý và dịch vụ chuyên ngành thú y chó mèo và động vật cảnh; nhằm nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh cho vật nuôi.

Ðiều 3:

Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam hoạt động trong phạm vi toàn quốc, là Chi hội thành viên của Hội Thú Y Việt Nam (VVA).

Trụ sở hoạt động đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ðiều 4:

Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:

  1. Phổ biến kiến thức, tham gia nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thú y vào sản xuất, tham gia đào tạo nâng cao trong lãnh vực thú y. Khuyến khích chi hội viên nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao nghiệp vụ chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho động vật cảnh và thú cưng.
  2. Tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo, tập huấn, huấn luyện chuyên môn và tham quan, khảo sát nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ khoa học nghiệp vụ cho chi hội viên. Tổ chức dịch vụ thú y bảo vệ động vật cảnh và thú cưng trong toàn quốc.
  3. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực thú ý, phối hợp với Tạp chí KHKT Thú y tổ chức xuất bản phụ trương chuyên đề Thú nhỏ và các ấn phẩm khác dưới sự bảo trợ của Hội Thú Y Việt Nam.
  4. Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khoa học kỹ thuật trong nước để trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động khoa học kỹ thuật.
  5. Hợp tác với Hiệp hội Thú y Thú nhỏ Thế giới (WSAVA), Hiệp hội Thú y Châu Á (FAVA) và các tổ chức Thú y Thú nhỏ nước ngoài như SVA, MSAVA… theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

CHI HỘI VIÊN

Ðiều 5:

Công dân Việt Nam đang hoạt động chuyên ngành thú y thú nhỏ và những ngành nghề có liên quan tới lĩnh vực thú y, tán thành Ðiều lệ Chi Hội, tự nguyện tham gia công tác Chi Hội hay ủng hộ Chi Hội, đều có thể xin gia nhập Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam.

Những người có công đóng góp lớn cho Chi Hội, có thể được kết nạp là hội viên danh dự hoặc hội viên tán trợ.

Chi Hội viên danh dự, hội viên tán trợ không được ứng cử, đề cử vào Ban Lãnh đạo Chi Hội và không được biểu quyết các vấn đề của Chi Hội.

Ðiều 6:

Chi Hội viên có các nhiệm vụ sau đây:

  1. Tôn trọng Ðiều lệ Chi Hội, thi hành nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Chi Hội và tích cực hoạt động trong tổ chức cơ sở của Chi Hội;
  2. Tuyên truyền phát triển hội viên mới tham gia sinh hoạt và đóng hội phí theo quy định của Chi Hội;
  3. Phổ biến các kiến thức và kinh nghiệm về chuyên ngành thú y, tuyên truyền nghề nghiệp, tham gia làm tư vấn, phản biện và giám định các công trình nghiên cứu, các dự án phát triển sản xuất về thú y liên quan đến thú nhỏ.

Ðiều 7:

Chi Hội viên có các quyền lợi:

  1. Ðược tham gia các hoạt động của Chi Hội;
  2. Ðược Chi Hội giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật thú y (với lệ phí ưu đãi). Ðược giúp đỡ thực hiện những sáng kiến, phát minh, những công trình nghiên cứu, sản xuất theo khả năng của Chi Hội. Ðược tham dự các hội nghị, hội thảo, trình diễn kỹ thuật, tham quan khảo sát, học tập ở trong và ngoài nước do Chi Hội tổ chức;
  3. Có quyền ứng cử, bầu cử vào Ban chấp hành các cấp của Chi Hội, có quyền thảo luận, biểu quyết, chất vấn phê bình công tác của Chi Hội;
  4. Ðược đề nghị Chi Hội giúp đỡ các mặt sau:
    • Chủ trì các hợp đồng liên kết kinh tế kỹ thuật thú y với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước;
    • Phản biện cho các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành thú y thú nhỏ để báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài nước hoặc bảo vệ các học vị Bác sỹ thú y, Thạc sỹ và Tiến sỹ thú y;
    • Tư vấn cho các vấn đề về chuyên môn chăn nuôi thú y và xây dựng các bệnh xá thú y dân lập;
    • Phổ biến các kết quả nghiên cứu hoặc triển khai ứng dụng kỹ thuật mới ra diện rộng;
    • Ðược tự nguyện xin ra khỏi Chi Hội.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC CHI HỘI

Ðiều 8:

Tổ chức và hoạt động của Chi Hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí. Ở tỉnh, thành phố nếu có nhu cầu thì thành lập Chi hội Thú y thú nhỏ cấp tỉnh, thành. Chi hội ở tỉnh, Thành phố tán thành Ðiều lệ Chi hội Thú y thú nhỏ Việt Nam, làm đơn xin gia nhập thì được công nhận là Chi hội thành viên.

Ðiều 9:

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi Hội thú y thú nhỏ Việt Nam là đại hội đại biểu, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ của Đại hội:

  • Tổng kết, đánh giá hoạt động của Chi hội trong nhiệm kỳ đã qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới.
  • Thông qua, sửa đổi Ðiều lệ (nếu có).
  • Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra Chi hội.
  • Quyết định những vấn đề có liên quan nhằm phát triển Chi hội.

Ðiều 10:

Ban chấp hành Chi hội bầu ra ban thường vụ gồm: chủ tịch, 2 phĩ chủ tịch, 1 tổng thư ký và 3 ủy viên thường vụ. Ban chấp hành chi hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi hội giữa 2 kỳ đại hội, cĩ nhiệm vụ và quyền hạn:

  • Lãnh đạo thực hiện Ðiều lệ của Chi Hội;
  • Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển Hội;
  • Theo dõi hoạt động các Chi hội và các Tiểu ban chuyên môn;
  • Ban chấp hành Chi hội họp định kỳ 1 năm 1 lần (ngoại trừ trường hợp đột xuất).

Ðiều 11:

Cơ quan thường trực của Ban chấp hành Chi hội là Ban thường vụ.

Ban Thường vụ Chi hội có trách nhiệm:

  • Lãnh đạo thực hiện các quyết định của Ban chấp hành Chi hội; – Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Chi hội;
  • Theo dõi hoạt động của các Chi hội cấp Tỉnh, thành phố;
  • Ban Thường vụ họp định kỳ 3 tháng 1 lần. Khi cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch và Tổng Thư ký, Ban Thường vụ có thể triệu tập họp bất thường;
  • Quyết định các vấn đề về nhân sự của chi hội.

Ðiều 12:

Chủ tịch Chi hội đđược Ban chấp hành bầu ra trong số các ủy viên thường vụ, chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành Chi hội, điều hành việc triển khai các Nghị quyết của Ban chấp hành Chi hội, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi hội.

Ðiều 13:

Phó Chủ tịch do Ban chấp hành Chi hội bầu ra.

Ðiều 14:

Tổng Thư ký do Ban chấp hành Chi hội bầu ra, thường trực giải quyết các công việc của Chi hội do Chủ tịch phân công và điều hành mọi hoạt động văn phòng Trung ương Chi hội.

Ðiều 15:

Khi cần thiết, theo đề nghị của Tổng Thư ký Chi hội, Ban Thường vụ Chi hội có thể xem xét và quyết định thành lập các Tiểu ban chuyên môn, các tổ chức phục vụ cho công tác phát triển Chi hội. Việc thành lập theo quy định của pháp luật.

Ðiều 16:

Ban chấp hành bầu ra Ban Kiểm tra, Ban Kiểm tra có nhiệm vụ:

  • Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của đại hội, điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Chi hội;
  • Kiểm tra Chi hội viên trong các hoạt động để biểu dương khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chấn chỉnh;
  • Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính của Chi hội và các tổ chức trực thuộc Chi hội, xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố.

CHƯƠNG IV

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Ðiều 17:

Tổ chức, chi hội viên có nhiều thành tích được Chi hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

Ðiều 18:

Tổ chức, chi hội viên làm tổn hại đến uy tín của Chi hội, làm trái với Ðiều lệ, Nghị quyết của Chi hội thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến khai trừ. Trường hợp có gây thiệt hại về vật chất, ngoài hình thức kỷ luật còn phải bồi thường theo pháp luật.

Ðiều 19:

Các tổ chức thành viên, cá nhân của Chi hội trong 1 năm không nộp hội phí hoặc không sinh hoạt 3 kỳ liên tiếp không có lý do thì bị xóa tên trong danh sách Chi hội viên.

CHƯƠNG V

TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Ðiều 20:

Chi hội phải tự túc kinh phí hoạt động, quỹ Chi hội dựa trên các nguồn thu nhập sau đây:

Chi hội phí và lệ phí gia nhập hội của chi hội viên;

  1. Tiền thu nhập hợp pháp về các hoạt động khoa học kỹ thuật, xuất bản, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hợp đồng kinh tế, hợp tác với các cơ quan xí nghiệp trong nước, hợp tác với các tổ chức thú y và các tổ chức quốc tế khác;
  2. Tiền ủng hộ của các cơ quan đoàn thể, các cá nhân trong nước, tiền ủng hộ của các tổ chức, các cá nhân nước ngoài và các khoản thu khác;
  3. Vốn góp của Chi hội viên.

Ðiều 21:

Nguyên tắc quản lý tài chính của Chi hội là công khai, chi thu đúng quy định, chế độ tài chính của Nhà nước và quy định của Chi hội.

Việc dự toán và quyết toán tài chính của các cấp Chi hội do Ðại hội đại biểu các cấp thông qua.

Nguyên tắc quản lý và điều hành về tài chính của Chi hội là hạch toán hoạt động cân bằng thu chi và thực hiện kiểm kê hàng năm.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ðiều 22:

Ðiều lệ của Chi hội Thú y nhỏ Việt Nam gồm 6 chương, 22 điều. Ðiều lệ của Chi hội Thú y nhỏ Việt Nam được soạn thảo và thông qua Ðại hội đại biểu lần thứ nhất; Chỉ có Ðại hội đại biểu của Chi Hội mới có quyền sửa đổi Ðiều lệ; Ban chấp hành Chi Hội có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành Ðiều lệ và phối hợp với Ban kiểm tra thực hiện Ðiều lệ Chi Hội; Ðiều lệ có hiệu lực thi hành khi được Hội Thú y Việt Nam phê duyệt.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2010

Chi hội Thú Y – Thú Nhỏ Việt Nam